Móm xương là gì?
Hầu hết trẻ em bị móm xương – nghĩa là xương hàm dưới phát triển ra trước so với xương hàm trên, thường thể hiện với khớp cắn ngược. Bố Mẹ có thể dễ dàng nhìn thấy dấu hiệu răng cửa hàm dưới của con phủ ngoài răng cửa hàm trên. Khi trẻ cười, sẽ không lộ răng cửa hàm trên mà chỉ nhìn thấy cung răng dưới. Trẻ gặp phải tình trạng móm ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ khuôn mặt. So với bạn bè cùng trang lứa, nét dễ thương xinh xắn trẻ thơ trên gương mặt của các con bị thay bởi sự già dặn vì hàm răng móm. Đó cũng là những buồn lòng mà Bố Mẹ chia sẻ với Bác sĩ khi đưa trẻ đến thăm khám tại Nha Khoa Hải Anh


Vì sao cần chỉnh nha cho bé đúng thời điểm vàng 6-11 tuổi


Mặt nghiêng có thể thấy rất rõ hàm trên nằm phía trong hàm dưới.
Về khoa học, sự tăng trưởng của xương hàm trên sẽ kết thúc ở giai đoạn dậy thì 11-13 tuổi. Trong khi đó, xương hàm dưới hoàn tất việc phát triển muộn hơn khi trẻ được 15 – 18 tuổi. 50% các trường hợp móm xương là do xương hàm trên kém phát triển hơn xương hàm dưới. Sự điều chỉnh về vị trí của xương hàm trên chỉ có thể thực hiện trước tuổi dậy thì. Vì thế, nếu xương hàm trên được điều chỉnh trong giai đoạn trẻ từ 6 – 11 tuổi (trước giai đoạn dậy thì) sẽ giúp sai hình móm được khắc phục hoàn toàn. Trong giai đoạn này, Bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ chuyên biệt dùng chỉnh xương móm để đưa xương hàm trên ra trước xương hàm dưới.
Facemask là gì?
Facemask là 1 khí cụ chỉnh hình giúp phát triển xương hàm trên ra trước một cách hiệu quả nếu tác động đúng thời điểm. Bác sĩ thường cho trẻ đeo vào ban đêm, từ 10-12h/ngày, trong khoảng 12-18 tháng.

