46 Miếu Đầm, Nam Từ Liêm, Hà Nội | 8h30-18h30 Thứ 2 – Chủ nhật hàng tuần | 093 633 38 88

Niềng Răng Bị Hỏng, Nguyên Nhân Dấu Hiệu và Các Lưu Ý Cần Biết Để Tránh Mắc Phải

Nội dung

Niềng răng (chỉnh nha) là phương pháp nha khoa làm thay đổi hướng và vị trí của các răng trên cung hàm. Đây là phương pháp rất phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn và thời gian có thể kéo dài từ 1-3 năm tùy theo mức độ sai lệch khớp cắn và độ cứng của xương hàm. Phương pháp này có yêu cầu rất cao về trình độ, tay nghề của bác sĩ đồng thời đòi hỏi cần có sự hỗ trợ của khí cụ nha khoa chuyên dụng, máy móc trạng thiết bị hiện đại. Không chỉ vậy để ca niềng răng đạt được hiệu quả chỉnh nha tối ưu, cần sự kết hợp với các biện pháp chăm sóc hợp lý.

Vì vậy có không ít những trường hợp có kết quả không như mong đợi, đa phần những ca niềng răng hỏng đều đến từ nguyên nhân bác sĩ không đủ chuyên môn, thiếu kinh nghiệm thực hiện tay nghề kém. Không chỉ không đẹp, ngược lại còn gặp phải nhiều vấn đề nha khoa và hệ lụy nghiêm trọng khác. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến niềng răng hỏng:

Tay nghề của bác sĩ là nguyên nhân chính dẫn đến các ca niềng răng hỏng
Tay nghề của bác sĩ là nguyên nhân chính dẫn đến các ca niềng răng hỏng

Niềng răng hỏng có tác hại như thế nào?

Niềng răng hỏng mang lại rất nhiều những bất an và khó chịu cho người được điều trị. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Mà còn tác động xấu nhiều đến tinh thần.

Mất tiền bạc và thời gian

Khi thực hiện niềng răng chúng ta mất nhiều thời gian để di chuyển, chụp phim và có được phác đồ điều trị. Chi phí cho một ca niềng răng cũng không hề nhỏ. Nếu bị hỏng thì xem như thời gian, tiền bạc và công sức bạn bỏ ra bị mất đi vô ích. Hi vọng về một hàm răng chuẩn, một nụ cười đẹp mất đi sau khi niềng răng.

Rủi ro về sức khỏe

Niềng răng được xem là an toàn nhưng cũng có những ít trường hợp xảy ra những biểu hiện bệnh lý bất thường. Như tụt lợi, sai khớp cắn, răng bị lệch trục so với khuôn mặt, răng bị chết tủy,… Bạn sẽ cần phải chuẩn bị tinh thần đối mặt với những đợt điều trị bệnh mới. Hoặc đôi khi là phải tiến hành niềng răng lại từ đầu. Làm mất thêm chi phí và thời gian của bạn.

Răng sau khi niềng bị sâu nặng toàn hàm, vẫn hô
Răng sau khi niềng bị sâu nặng toàn hàm, vẫn hô

Nếu niềng răng hỏng, các khuyết điểm của răng gần như không có cải thiện. Ngược lại, những trường hợp này còn phải đối mặt với nhiều ảnh hưởng nặng nề như:

  • Sức khỏe răng miệng suy yếu, răng nhạy cảm, dễ đau nhức và ê buốt khi ăn uống
  • Răng lệch lạc nặng hơn gây ảnh hưởng không nhỏ đến tính thẩm mỹ và ngoại hình
  • Tuổi thọ của răng giảm đi đáng kể sau khi chỉnh nha không đúng kỹ thuật
  • Tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề nha khoa khác như viêm nha chu, tụt lợi hở chân răng, tiêu xương hàm, viêm tủy răng,…
  • Gây hao tốn tài chính và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống

Niềng răng hỏng do đâu?

1. Thực hiện sai kỹ thuật

Nguyên nhân hàng đầu gây niềng răng hỏng chính là do chỉnh nha sai kỹ thuật. Trên thực tế, tay nghề của bác sĩ có ảnh hưởng đến 80% kết quả của các ca chỉnh nha. Vì vậy, các ca niềng răng có kết quả không như mong đợi thường xảy ra do thực hiện ở những phòng khám nhỏ, bác sĩ thực hiện không có đủ trình độ chuyên môn và tay nghề yếu kém.

Quá trình niềng răng bao gồm rất nhiều công đoạn, dễ gặp những sai sót trong quá trình niềng như điều chỉnh lực siết hàm quá mạnh, dùng sai khí cụ, sử dụng khí cụ hỗ trợ vào thời điểm không thích hợp,… Những điều trên đều có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả chỉnh nha.

2. Do chăm sóc không đúng cách

Niềng răng hỏng cũng có thể xảy ra do chăm sóc không đúng cách. Trong quá trình chỉnh nha, bạn cần phải kiêng cữ một số thói quen, đồ uống và thức ăn để đảm bảo răng được dịch chuyển theo dự tính. Nếu không có sự phối hợp với các biện pháp chăm sóc hợp lý, quá trình niềng răng sẽ bị gián đoạn và có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Phần lớn những trường hợp niềng răng hỏng đều không kiêng cữ thức ăn cứng, khô, dai, đồ uống chứa cồn,… Thói quen ăn uống không phù hợp làm gia tăng áp lực lên răng và ảnh hưởng đến lực siết hàm từ khí cụ chỉnh nha. Lực siết phân bố không đồng đều sẽ gây ra tình trạng răng lệch lạc, sai khớp cắn và thậm chí là tiêu xương răng.

Ngoài chế độ ăn uống, niềng răng hỏng cũng có thể liên quan đến những thói quen khác như nghiến răng khi ngủ, thở bằng miệng, đẩy lưỡi, nhai 1 bên hàm, chống cằm thường xuyên,.. Các thói quen này tạo ra tác động lên cung hàm khiến răng dịch chuyển đến những vị trí không theo dự tính.

3. Không tái khám đúng lịch hẹn

Chân răng có thể bị tổn thương nếu dịch chuyển quá đột ngột. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ tạo lực siết hàm vừa phải để răng dịch chuyển từ từ cho đến khi về đúng vị trí. Để quá trình nắn chỉnh và điều hướng răng diễn ra liên tục, bạn cần đến phòng khám thường xuyên (3 – 6 tuần/ lần).

Khi tái khám, bác sĩ sẽ điều chỉnh dây cung, thay dây chun và sử dụng thêm một số khí cụ để đảm bảo răng dịch chuyển về vị trí mong muốn. Các thao tác này sẽ được lặp lại nhiều lần trong suốt quá trình chỉnh nha cho đến khi cấu trúc răng trở nên cân đối và hài hòa.

Nếu không tái khám thường xuyên, quá trình dịch chuyển của các răng trên cung hàm sẽ bị gián đoạn và trì hoãn. Tình trạng này xảy ra liên tục chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều ca niềng răng không thành công.

4. Sử dụng hàm duy trì sai cách

Hàm duy trì là khí cụ niềng răng được sử dụng vào cuối lộ trình. Tác dụng chính của khí cụ này là cố định răng trên cung hàm và ngăn ngừa tình trạng răng dịch chuyển về vị trí cũ. Hàm duy trì sẽ được thiết kế phù hợp với cấu trúc răng của mỗi người và thường được dùng từ 6 – 12 tháng.

Sử dụng hàm duy trì sai cách là một trong những nguyên nhân gây niềng răng hỏng. Các sai lầm thường gặp nhất là dùng không đủ thời gian, không sử dụng, dùng không đều,… Không có sự hỗ trợ của hàm duy trì, chân răng sẽ dịch chuyển đến những khoảng trống còn lại trên cung hàm gây sai khớp cắn và làm phát sinh nhiều hệ lụy khác.

5. Khí cụ chỉnh nha kém chất lượng

Sử dụng khí cụ chỉnh nha kém chất lượng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sau khi niềng răng. Để đảm bảo lực siết hàm được phân bố đều, các khí cụ này đều phải được sản xuất từ vật liệu có độ bền và khả năng chịu lực tốt.

Sử dụng khay niềng, dây cung, mắc cài,… kém chất lượng có thể làm giảm hiệu quả chỉnh nha. Thậm chí có những trường hợp có thể bị viêm nhiễm nướu, kích ứng, dị ứng do sử dụng khí cụ không rõ nguồn gốc. Hơn nữa, khí cụ kém chất lượng còn dễ bị nứt, vỡ, đứt khi ăn nhai và sau mỗi lần tăng lực siết hàm.

Dấu hiệu của niềng răng hỏng

Tiêu cổ chân răng

Chân răng nằm trong xương ổ răng là một phần của xương hàm. Chân răng bình thường nằm rất chắc chắn và đứng vững trên xương hàm. Trong những trường hợp sau khi chụp X quang thì phát hiện bệnh nhân có xương hàm mỏng hay không được khỏe mạnh. Thì bác sĩ sẽ điều chỉnh lực kéo của dây cung sao cho phù hợp với cơ địa của xương hàm.

Tuy nhiên, nếu lực kéo quá lớn làm cho cổ răng bị bật ra ngoài xương hàm. Bạn có thể sờ thấy chân răng của mình bị nhô lên, đôi khi nằm lệch ra phía ngoài. Để lâu không được điều chỉnh sẽ dẫn đến tiêu răng rất khó khăn trong việc điều trị.

Lệch mặt

Một hàm răng cân bằng với khuôn mặt là khi trục dọc của răng cân đối với trục dọc của khuôn mặt. Một ca niềng răng thành công sẽ có đường giữa răng hàm trên trùng với răng hàm dưới, trùng với nhân trung và đỉnh mũi. Trục này thẳng thì khuôn mặt cân đối. Khi niềng răng xong thì bác sĩ kiểm tra tiêu chí này để đánh giá kết quả của ca niềng răng.

Những người có xương hàm hay những bộ phận trên khuôn mặt bị lệch bẩm sinh thì không liên quan đến kết quả của việc niềng răng. Cần phẫu thuật thẩm mỹ để có một khuôn mặt cân đối.

Răng chết tủy

Niềng răng với mục đích chỉnh lại khớp cắn nhưng một số trường hợp lại làm cho khớp cắn bị sai lệch. Do tác động không phù hợp của lực chỉnh nha. Ăn uống khó khăn và làm chết tủy răng. Hàm răng có thể không khớp với nhau. Dẫn đến sự khó khăn khi ăn nhai và đau mỏi hàm, đau mỏi thái dương.

Cười hở lợi

Một trong những hiện tượng niềng răng hỏng thường gặp khác đó chính là cười hở lợi. Niềng răng hô nếu không tính toán lực kéo và mắc cài phù hợp thì răng sẽ vừa dịch chuyển ra sau vừa đi xuống dưới làm cho răng bị quặp, khớp cắn sâu, hở lợi khi cười. Để có thể khắc phục hiện tượng này gần như bạn cần phải trải qua thêm một lần niềng răng mới. Vậy nên việc điều chỉnh lực kéo của dây cung và mắc cài sau cho phù hợp là một yếu tố cực kỳ quan trọng.

Tụt lợi

Có những trường hợp bị tụt lợi không thể tránh khỏi. Cần phải điều trị bổ sung sau khi niềng răng. Tụt lợi nhẹ cũng không quá ảnh hưởng đến sức khỏe nên bệnh nhân cũng không cần phải lo lắng. Để tránh tụt lợi thì người niềng răng cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ trong quá trình niềng răng. Tụt lợi cũng có thể kéo theo chân răng bị lệch ra khỏi xương ổ răng. Thường phải nhổ đi răng và trồng lại răng mới để phục hồi lại.

Niềng Răng An Toàn – Đừng Ham Giá Rẻ

Niềng răng không thành công ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, ngoại hình và sức khỏe răng miệng. Tình trạng này còn gây hao tốn thời gian và tiền bạc. Thực tế, niềng răng hỏng chỉ xảy ra khi thực hiện ở những phòng khám kém chất lượng và chăm sóc không đúng cách.

Để phòng ngừa tình trạng niềng răng hỏng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Nếu có ý định niềng răng – chỉnh nha, cần lựa chọn phòng khám uy tín và đáng tin cậy. Do đó, cần tránh thực hiện ở những cơ sở quảng cáo niềng răng với mức giá quá thấp.
  • Trong quá trình chỉnh nha, cần chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và phòng ngừa các vấn đề nha khoa thường gặp.
  • Tái khám đều đặn theo lịch hẹn để quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, bạn cũng nên chủ động đến phòng khám nếu gặp phải các sự cố như tuột, lỏng dây cung, súc mắc cài, giãn dây chun chỉnh nha,…
  • Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, nên thông báo ngay với bác sĩ để được khắc phục trong thời gian sớm nhất.
  • Sau khi tháo niềng, cần sử dụng hàm duy trì theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngay cả khi dùng khí cụ hỗ trợ, răng vẫn có thể chạy lại vị trí cũ. Do đó, bạn cần chú ý và thông báo với bác sĩ chỉnh nha nếu phát hiện các biểu hiện khác lạ.

Để không gặp phải tình trạng niềng răng không thành công hãy đặt lịch thăm khám và tư vấn miễn phí tại trung tâm Nha Khoa Thẩm Mỹ Hải Anh.

Hotline: 093 633 38 88

Facebook: https://t.me/nhakhoahaianh.vn

Địa chỉ: 46 Miếu Đầm, Nam Từ Liêm, Hà Nội. (Đối diện khách sạn Marriott)