46 Miếu Đầm, Nam Từ Liêm, Hà Nội | 8h30-18h30 Thứ 2 – Chủ nhật hàng tuần | 093 633 38 88

Có nên niềng răng không? Niềng răng có làm yếu răng không?

Nội dung

Niềng răng (hay Chỉnh nha) là giải pháp tốt nhất nếu bạn có có hàm răng không đều, lệch khớp cắn, móm, hô, thưa … Sau khi thực hiện chỉnh nha bạn sẽ sở hữu một hàm răng đều, đẹp…. Vậy ngoài những ưu điểm về thẩm mỹ thì niềng răng còn có tác dụng gì với sức khỏe răng miệng không, có làm răng yếu đi hay không?

Vì sao bạn cần niềng răng?

Bạn có biết hàm răng bị sai lệch khớp cắn, hô, móm, thưa, lệch lạc có thể gây ra bao nhiêu rắc rối cho mình không? Hàm răng bị sai lệch khớp cắn có thể gây ra những bất lợi sau:

  • Hiểm họa về sức khỏe dạ dày: Răng bị sai khớp cắn khiến chức năng nhai kém đi, thức ăn không được xay nhuyễn đã được đưa vào bộ phận tiêu hóa dẫn tới tình trạng dạ dày làm việc quá mức và dễ bị viêm dạ dày, rối loạn tiêu hóa…
  • Ảnh hưởng đến khả năng phát âm chuẩn: Răng đóng vai trò quan trọng trong việc phát âm, kết hợp với môi, lưỡi giúp phát âm tròn vành, rõ chữ. Trường hợp răng bị hô, móm, lệch lạc, thưa sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát âm. Ví dụ như các âm “ph, s, v…”
  • Khó vệ sinh răng miệng, gây các bệnh lý về răng: Răng bị sai lệch khớp cắn sẽ cản trở quá trình làm sạch răng miệng, thức ăn thừa dễ bám chặt trên răng, tạo thành những mảng bám, gây sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, hôi miệng, xỉn màu răng…
  • Kém thẩm mỹ, thiếu tự tin: Sở hữu hàm răng bị sai lệch khớp cắn như hô, móm, thưa, lệch lạc… dẫn đến kém thẩm mỹ và thiếu tự tin khi cười cũng như khi giao tiếp…

Vì thế niềng răng có thể giúp bạn can thiệp các khiếm khuyết răng mọc hô, móm, thưa, lệch lạc giúp nắn chỉnh răng về đều và đúng vị trí trên cung hàm. Niềng răng sớm đảm bảo chức năng ăn nhai, thẩm mỹ của hàm răng nụ cười. Trong một số trường hợp, niềng răng có thể giúp đóng khoảng vùng mất răng, đảm bảo chức năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng. Đây là những lý do để bạn quyết định niềng răng càng sớm, càng tốt.

Một ca cắn ngược (móm) có chỉ định phẫu thuật được Nha khoa Hải Anh niềng thành công mang lại nụ cười tự tin cho khách hàng
Một ca cắn ngược (móm) có chỉ định phẫu thuật được Nha khoa Hải Anh niềng thành công mang lại nụ cười tự tin cho khách hàng

Ngoài đẹp ra thì niềng răng còn gì tốt nữa không?

Việc niềng răng sẽ giúp cho bạn có được những lợi ích dưới đây:

  • Khớp cắn đúng, ăn nhai tốt.
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa.
  • Đóng khoảng vùng mất răng.
  • Phát âm chuẩn, tròn vành, rõ chữ.
  • Vệ sinh răng miệng sạch hơn.
  • Hạn chế các bệnh lý về răng (sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng…).
  • Hạn chế nguy cơ mài nhỏ răng để bọc sứ đối với những trường hợp lệch lạc nhiều.
  • Khuôn miệng cân đối, gương mặt hài hòa.
  • Tự tin hơn khi cười và giao tiếp.
  • Thoát khỏi các biệt danh về hàm răng xấu.

Tuy vậy niềng răng cũng sẽ có một số hạn chế và một số điều bạn cần chú ý dưới đây:

  • Mất nhiều thời gian: Niềng răng trung bình mất từ 1 – 3 năm.
  • Nếu chọn các phương pháp niềng răng mắc cài, có thể bạn sẽ cần một thời gian khoảng 1 – vài tháng để làm quen với những người bạn mới. Những ngày đầu bạn có thể cảm thấy cộm, vướng víu, mắc cài cọ xát gây trầy xước…
  • Đều đặn đến trung tâm nha khoa hàng tháng: Trong suốt thời gian từ 1 – 3 năm bạn phải kiên trì đến nha khoa hàng tháng để Bác sĩ thay thun, siết răng, kéo chỉnh răng…
  • Chú ý chăm sóc và vệ sinh răng miệng kỹ càng. Bạn nên chú ý cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng kỹ càng để hạn chế những nguy cơ sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu
  • Đồng thời hạn chế việc ăn đồ dai, cứng dễ làm bung sút mắc cài, gây đau và khó chịu, ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng.

Các loại mắc cài khi niềng răng có ưu và nhược điểm thế nào?

Niềng răng có làm răng yếu đi không?

Bạn lo lằng vì niềng răng có thể làm răng bị yếu đi? Nguyên lý hoạt động của răng khi niềng là răng di chuyển đến đâu, phần xương ổ răng sẽ bồi đắp đến đó. Chính vì thế, các Bác sĩ khẳng định niềng răng đúng cách sẽ không làm yếu răng. Hơn nữa, sau khi di chuyển răng từ từ về đúng vị trí trên cung hàm, Bác sĩ sẽ tiến hành ổn định răng giúp các răng của bạn đủ thời gian để bồi đắp xương ở vị trí mới, đảm bảo độ chắc chắn và chức năng ăn nhai.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận, báo chí hoặc trang mạng xã hội không thiếu trường hợp răng bị yếu hoặc lung lay trong hoặc sau khi niềng. Nguyên nhân chính cho vấn đề niềng răng gây yếu răng là do Bác sĩ không chuyên sâu về niềng răng, niềng răng không đúng cách, người chỉnh nha dùng lực quá mạnh để siết răng làm cho phần xương ổ răng chưa kịp bồi đắp đã chịu lực kéo mới, răng chưa được ổn định đã phải di chuyển…

Bạn muốn Niềng răng, đừng ham giá rẻ!

Hãy đến với nha khoa Hải Anh để được thăm khám và bác sĩ tư vấn thông tin tốt nhất tới bạn khi quyết định niềng răng nhé.

Niềng răng có đau không?

Khi niềng răng, khách hàng phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau từ việc thăm khám – đặt thun tách kẽ – đeo khâu niềng răng – gắn mắc cài – nhổ răng (nếu có) – điều chỉnh lực kéo của mắc cài – đeo hàm duy trì.

Phương pháp niềng răng thực chất không tạo ra bất kỳ sự “xâm lấn” nào khác đến xương hàm, nướu lợi, trừ các trường hợp niềng răng mọc ngầm. Niềng răng đau cỡ nào? là câu hỏi mà nhiều bạn thắc mắc. Bạn có thể sẽ đau sau khi nhổ răng để tạo khoảng trống cho các răng dịch chuyển hoặc do lực kéo răng gây ra. Tuy nhiên, cảm giác đau này không quá lớn, chỉ khiến bạn hơi khó chịu và nhạy cảm đôi chút khi ăn uống.

Vậy niềng răng đau nhất khi nào?

Giai đoạn tách kẽ răng

Niềng răng đau nhất có lẽ vào giai đoạn gắn thun tách kẽ. Đây là bước đầu tiên để gắn mắc cài niềng răng. Thun tách kẽ thường dày khoảng 2mm được đặt vào kẽ hở hai răng nhằm mục đích tạo khoảng trống giúp răng di chuyển khi niềng.

Có nhiều cách để tách kẽ răng như tách kẽ bằng thun là khá phổ biến. Thun tách kẽ đặt trên răng sẽ được giữ lại ở giữa các kẽ răng nhằm tạo ra khoảng trống giữa hai răng. Sau khoảng 5 – 7 ngày, khi giữa hai răng hàm xuất hiện khe thưa trống, tạo điều kiện thuận lợi để bác sĩ gắn khâu vào răng cối.

Sau khi đặt thun tách kẽ xong, bạn sẽ cảm thấy hơi ê răng, cộm khó chịu hoặc hơi đau khi ăn nhai, nhức nhẹ như bị vướng thức ăn ở vị trí răng đặt thun tách kẽ. Và những ngày sau đó cảm giác này sẽ giảm dần và hết hẳn. Do đó, các Bác sĩ khuyên bạn không cần quá lo lắng về cảm giác đau nhức khi tách kẽ răng.

Giai đoạn gắn mắc cài, dây cung

Tiếp theo, bạn có thể đau ê ở giai đoạn gắn mắc cài và dây cung. Giai đoạn này các bộ phận như má, môi, nướu, lưỡi chưa thích ứng kịp với bộ khí cụ “lạ lẫm” nên có thể sẽ vướng víu, khó chịu, cộm khi ăn nhai, giao tiếp…

Một nguyên nhân gây đau nhức khác ở giai đoạn này có thể là do dây cung bắt đầu tác dụng lực sau gắn mắc cài. Những ngày đầu do chưa quen với lực kéo của dây cung, bạn có thể sẽ bị đau, ê âm ỉ.

Chỉ sau một vài tuần, bạn sẽ thấy việc đeo mắc cài hoàn toàn bình thường, khi răng đã thật sự làm quen với “những người bạn mới ” thì bạn sẽ không còn cảm thấy đau nữa, việc ăn nhai trở nên thoải mái hơn.

Tuy nhiên, cũng tùy vào cơ địa cũng như độ nhạy cảm của răng, mà có người sẽ thấy hơi đau, ê ở mức độ nhẹ, nhưng cũng có những người niềng không hề trải qua tình trạng đau nhức này.

Giai đoạn nhổ răng khi niềng

Bên cạnh đó, cũng sẽ xuất hiện một số “cơn đau” khác trong những trường hợp gắn khâu, nhổ răng… Đặc biệt là khi nhổ răng, bạn sẽ có tâm lý lo lắng thậm chí là tưởng tượng “nỗi đau kinh khủng khi nhổ răng”. Tuy nhiên, khi nhổ răng thông thường bác sĩ sẽ dùng thuốc tê nên bạn không cần phải quá lo lắng về giai đoạn nhổ răng khi niềng gây đau nhức.

Tùy tình trạng răng cần nhổ khi niềng ví dụ như răng khỏe mạnh hoặc bị các vấn đề như sâu, viêm tủy… thì thời gian nhổ răng và cảm giác đau khi nhổ răng sẽ khác nhau.

Thông thường việc nhổ răng có thể sẽ gây sưng hoặc đau ê tại vị trí nhổ từ 3 – 5 ngày tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

Hầu hết những ca chỉnh nha đều cần nhổ răng để tạo khoảng trống cho việc di răng về đúng vị trí trên cung hàm, nhổ răng khôn hoặc các răng mọc ngầm để đảm bảo quá trình chỉnh nha đạt hiệu quả tốt nhất.

Độ tuổi niềng răng phù hợp nhất rơi vào khoảng 13-16 tuổi, khi này xương hàm đang trong thời kỳ phát triển nên việc di chuyển răng sẽ dễ dàng hơn, vừa giảm thiểu được đau nhức, vừa rút ngắn thời gian niềng răng.

Bảng giá dịch vụ Niềng Răng – Chỉnh Nha tại Nha Khoa Hải Anh

Gói dịch vụ Giá tham khảo
Niềng mắc cài kim loại 30.000.000
Niềng mắc cài pha lê 40 triệu 40.000.000
Niềng răng mắc cài 6 kim loại cánh RMO của Mỹ (rút ngắn thời gian) 35.000.000
Mắc cài sứ rút gắn thời gian 50.000.000
Niềng răng trong suốt – Invisalign sản xuất tại Mỹ Từ 100.000.000 đến 120.000.000
Niềng răng kỹ thuật Meaw 45.000.000
Niềng răng kỹ thuật Geaw 50.000.000

 

Địa chỉ: Số 46 Miếu Đầm, Nam Từ Liêm, Hà Nội (đối diện khách sạn Marriott)
Hotline: 093 633 38 88
Giờ làm việc: Thứ 2 – Chủ nhật
Facebook: Trung Tâm Nha Khoa Thẩm Mỹ Hải Anh
Mesenger: http://m.me/NhaKhoaHaiAnhHN/
Hotline: 0936 333 888